Tóc mỏng và rụng tóc là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rụng tóc, có thể do dầu gội không hợp, da đầu nhạy cảm… Tuy nhiên, rụng tóc cũng có thể là triệu chứng của một căn bệnh tiềm ẩn sau đây.
1 Căng thẳng
Theo các chuyên gia sức khỏe, trầm cảm và căng thẳng ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thần kinh và hệ miễn dịch rất nhiều, dẫn đến sự rối loạn và làm sản sinh ra telogen effluvium – một chất ảnh hưởng đến chu trình phát triển của tóc, khiến tóc rụng nhiều đột ngột.
Trong trường hợp này bạn nên tập thói quen nghỉ ngơi thư giãn thường xuyên và bổ sung dinh dưỡng để cơ thể nhanh phục hồi.
2 Thiếu protein
Theo các chuyên gia da liễu, nếu không nạp đủ chất đạm (protein) trong chế độ ăn uống hàng ngày, cơ thể sẽ phải tự phân phối đủ protein bằng cách giảm protein cung cấp cho tóc. Điều này làm tóc dễ gãy rụng. Tình trạng rụng tóc do thiếu protein có thể xảy ra khoảng 2 – 3 tháng sau khi lượng chất đạm trong cơ thể bị sụt giảm.
Hãy bổ sung thịt, cá, trứng… vào chế độ ăn uống của mình để cung cấp dầy đủ protein cho cơ thể.
3 Thiếu máu
Rụng tóc do thiếu sắt thường xảy ra phổ biến ở những phụ nữ sau khi sinh và phụ nữ ở thời kỳ tiền mãn kinh cũng như người bị thương hoặc sau phẫu thuật.
Khi lượng sắt trong máu giảm, dẫn tới phần chân tóc cũng sẽ bị ảnh hưởng do máu là nguồn nuôi dưỡng chính của tóc. Bị thiếu dinh dưỡng, chân tóc sẽ yếu và dễ bị tổn thương hơn, dẫn đến việc tóc dễ bị rụng.
Ngoài rụng tóc, triệu chứng khác của thiếu máu bao gồm mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, da nhợt nhạt, và bàn tay và bàn chân lạnh. Hãy bổ sung thêm sắt cho cơ thể bằng các nguồn thực phẩm như thịt bò, các loại đậu…
4 Suy giáp
Suy giáp là một bệnh ở tuyến giáp khi chức năng hoạt động của tuyến giáp bị kém đi. Tuyến nhỏ này nằm ở cổ có chức năng sản xuất hormone quan trọng đối với sự trao đổi chất cũng như sự tăng trưởng và phát triển. Khi nó không cung cấp đủ hormone cho cơ thể, hiện tượng rụng tóc rất dễ xảy ra.
Nếu thấy tóc rụng nhiều bất thường, bạn nên đi kiểm tra để điều trị kịp thời.
5 Hội chứng buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là rối loạn nội tiết thường gặp nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.
Dư thừa nội tiết tố androgen (một loại hormone có ở nam và nữ nhưng ở nam cao hơn) có thể dẫn đến u nang buồng trứng, tăng nguy cơ tiểu đường, những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt, vô sinh, cũng như tóc mỏng đi.
Điều trị PCOS có thể điều chỉnh sự mất cân bằng nội tiết tố và giúp thay đổi tình trạng rụng tóc thường xuyên. Ngoài điều trị, bạn nên có chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục thường xuyên.
Tham khảo thêm: U nang buồng trứng: Dấu hiệu, điều trị, cách phòng ngừa để biết thêm thông tin về căn bệnh này nhé.
6 Bệnh lupus
Trong thực tế, tóc mỏng, tóc rụng thường là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh lupus – bệnh ngoài da, người bị mắc bệnh này hệ miễn dịch thường rất kém, nhất là lupus ban đỏ.
Rụng tóc ở bệnh nhân lupus có thể xảy ra trong khi gội đầu hoặc chải tóc. Khi đó, tóc trở nên khô, giòn.
Nếu cảm thấy mệt mỏi, đau khớp, sưng, đau cơ, đau đầu, viêm loét miệng, nhạy cảm ánh sáng và phát ban hình bướm trên má và mũi…cùng với triệu trứng rụng tóc thì bạn kiểm tra và điều trị ngay vì có thể bạn đã mắc bệnh Lupus rồi.
7 Da đầu bị nhiễm trùng
Da đầu không khỏe mạnh có thể gây ra tình trạng viêm trong các nang tóc, làm cho rụng thường xuyên.
Có nhiều loại nhiễm trùng da đầu khác nhau, nhưng phổ biến nhất là nấm da capitis, một loại nhiễm trùng nấm, cũng giống như “bệnh ghẻ” của da đầu. Các loại nấm có thể sống trên các tế bào chết của tóc và lây lan dễ dàng, làm ảnh hưởng đến phần da nơi chúng kí sinh hoặc toàn bộ da đầu.
Nếu thấy tóc rụng ngày càng nhiều và xuất hiện thêm nhiều triệu chứng tương tuej như trên thì bạn nên đi khám để được kiểm tra và điều trị kịp thời nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Mua dầu gội để làm sạch tóc tại Simba Fashion:
Simba Fashion