Ngày càng có nhiều loại mỹ phẩm dùng dầu trái cây tự nhiên cho làn da mịn màng, tươi trẻ. Cùng khám phá các loại dầu trái cây và công dụng qua bài viết này nhé!
Hiện nay, khi chọn lựa các sản phẩm chăm sóc da, người tiêu dùng thường ưu tiên lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên hơn. Chính vì thế, các hãng đã sử dụng dầu trái cây nhằm dưỡng da mà vẫn an toàn.
Cùng Simba Fashion tìm hiểu một số loại dầu trái cây phổ biến trong việc chăm sóc da qua bài viết sau nhé!
1 Dầu bơ Unsaponifiabled (Persea gratissima)
Bơ là một loại cây có hoa và quả, tên khoa học là Persea gratissima. Để sản xuất ra được dầu bơ, người ta sẽ lấy phần thịt quả bơ đem đi sấy khô, nhằm loại bỏ càng nhiều nước càng tốt. Tiếp đến, bơ sẽ được chiết xuất với dung môi ở nhiệt độ cao rồi trải qua quá trình tẩy trắng, khử mùi và thu được dầu bơ có màu vàng nhạt không mùi.
Dầu bơ thường được dùng trong các sản phẩm chăm sóc môi, xà phòng, dầu massage, kem dưỡng da,…
Trong dầu bơ chứa một lượng lớn unsaponifiables từ khoảng 5 đến 12% so với những loại dầu khác. Theo đó, unsaponifiables của dầu là phần không tạo thành xà phòng nếu được xử lý bằng dung dịch kiềm natri hydroxit hay kali hydroxit.
Dầu bơ không chứa phytosterol, đây là một hoạt chất đóng vai trò tương tự như cholesterol, chúng có lợi trong việc chăm sóc da khi bổ sung lớp màng lipid và làm dịu da. Ngoài ra trong dầu bơ còn có vitamin E giúp chống oxy hóa, ngăn lão hóa da sớm.
2 Dầu vỏ chanh vàng (Citrus Limon)
Chanh vàng có tên khoa học là Citrus limon. Bên cạnh nước ép chanh có nhiều công dụng thì vỏ chanh được sử dụng để ép lạnh cho ra tinh dầu vỏ chanh chứa lượng lớn chất dinh dưỡng.
Dầu vỏ chanh vàng thường được ứng dụng nhiều đối với các sản phẩm làm đẹp hữu cơ như: Dầu massage, thêm vào kem dưỡng da, mặt nạ,…
Trong dầu vỏ chanh chứa nhiều hợp chất tự nhiên như terpen, rượu, sesquiterpen, aldehyd, este và sterol, đây là những chất có tính oxy hóa mạnh, bảo vệ làn da tráng tác hại của gốc tự do.
Ngoài ra, dầu vỏ chanh vàng cũng có tính kháng khuẩn và chống viêm, giúp giảm kích ứng các vết côn trùng cắn, vết thương,… Tuy nhiên loại dầu này là chất cảm quang, nên sau khi bôi da sẽ dễ bắt nắng, đỏ và kích ứng không mong muốn.
3Dầu vỏ cam sành (Citrus Nobilis)
Citrus Nobilis là thuật ngữ thường gọi của những thành phần có nguồn gốc từ cam sành. Dầu vỏ cam sành được chiết xuất sẽ có mùi hương cam quýt ngọt ngào, dễ chịu nên thường được dùng thêm vào các sản phẩm như: Kem đánh răng, mỹ phẩm trị mụn, nước hoa,…
Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào về việc dầu vỏ cam sành có lợi ích với da. Nhưng trong một số loại mỹ phẩm, dầu vỏ cam sành được biết đến giúp giảm tình trạng mụn trứng cá, vết rạn da hay sẹo.
Dầu vỏ cam sành cũng là một chất cảm quang, nên khi bôi xong thì bạn cần hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vì có thể gây đỏ da và kích ứng.
4 Dầu cam Bergamot (Citrus Aurantium Bergamia)
Cam Bergamot hay còn gọi là Citrus aurantium bergamia, một loại trái cây có mùi thơm, màu vàng hay xanh lá. Dầu cam Bergamot có mùi hương đặc trưng dễ chịu, có thể kết hợp với một số mùi hương khác bổ sung cho nhau, tạo nên những mùi độc đáo hơn. Vì vậy dầu cam Bergamot thường được dùng trong nước hoa hay mỹ phẩm chăm sóc da như kem trị mụn, dưỡng trắng hay kem đánh răng.
Bên cạnh đó, loại dầu này có tính kháng khuẩn và nấm nên cũng được dùng trong chất tẩy rửa da và xà phòng. Trên tạp chí Frontiers in Pharmacology chỉ ra rằng, dầu cam Bergamot ức chế được các loại vi khuẩn Campylobacter jejuni, Escherichia coli, Listeria monocytogenes, Bacillus cereus và Staphylococcus aureus.
Dầu cam Bergamot được biết đến là một chất cảm quang nên khi sử dụng mỹ phẩm chứa thành phần này cần tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vì dễ gây kích ứng.
5 Dầu vỏ cam ngọt (Citrus Sinensis)
Cam ngọt có tên khoa học là Citrus sinensis, dầu vỏ cam ngọt sẽ được lấy chủ yếu từ phần vỏ cứng bên ngoài của quả cam.
Loại dầu vỏ cam ngọt này được nhiều người dùng làm tinh dầu xông thư giãn hay trong sản phẩm massage body hay dùng trong các loại mỹ phẩm như: Sữa rữa mặt, sữa tắm, xịt khử mùi, dầu gội, kem dưỡng da,…
Trong vỏ cam ngọt chứa một lượng lớn vitamin C, giúp chống oxy hóa, bảo vệ làn da tránh các gốc tự do có hại, đồng thời kích thích sản sinh collagen cho da, vì vậy dầu vỏ cam ngọt có tác dụng chống lão hóa trong mỹ phẩm.
Tương tự như các loại dầu chiết xuất từ cam, dầu vỏ cam ngọt cũng là chất cảm quang, nên khiến da nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
6 Dầu quả mơ (Prunus Armeniaca)
Prunus armeniaca là tên khoa học của mơ Armenia hay con gọi là mơ tây, mơ hạnh. Dầu quả mơ được chiết xuất bằng ép từ hạt của quả mơ, vì trong hạt chứa khoảng 40 đến 50% dầu.
Dầu quả mơ là thành phần trong các loại mỹ phẩm như: Kem dưỡng da, son môi, xà phòng, lotion,…
Dầu quả mơ chứa nhiều axit béo không bão hòa là axit oleic và axit linoleic, các loại axit béo này sẽ bổ sung thêm lớp hàng rào lipid nên sẽ giúp cân bằng, nuôi dưỡng và bôi trơn da. Từ đó, giúp da khỏe mạnh hơn, tránh các vi khuẩn, chất kích thích xâm nhập.
Đồng thời, dầu quả mơ còn ngăn sự mất nước của da quá mức, giữ da được mềm mại, không bị bong tróc, khô ráp và giảm kích ứng.
7Dầu quả ô liu (Olea Europaea)
Olea europaea là tên khoa học của cây ô liu, thuộc họ Oleaceae. Dầu ô liu được chiết xuất bằng cách ép và nghiền từ quả ô liu chín, dầu thu được có màu vàng nhạt.
Dầu ô liu có thể được sử dụng như một loại kem dưỡng ẩm, bên cạnh đó còn là thành phần của các mỹ phẩm như: Sữa rửa mặt hoặc trong các loại xà phòng, sữa tắm và kem dưỡng da,…
Dầu ô liu có thể thoa trực tiếp lên da như một chất làm mềm, cho làn da mềm mại. Trong dầu ô liu cũng chứa các axit béo như: Axit oleic, palmimic và linoleic, đây là những axit béo góp phần bổ sung hàng rào lipid cho da tránh các vi khuẩn, chất gây dị ứng xâm nhập da.
Tương tự như dầu quả mơ thì dầu quả ô liu cũng là một thành phần ngăn da bị mất nước quá mức, phù hợp cho da khô, ngăn kích ứng.
8Dầu quả tầm xuân (Rosa canina)
Cây tầm xuân có tên khoa học là Rosa canina, một loài hoa hồng leo có hoa màu hồng nhạt. Quả của cây tầm xuân sẽ có màu đỏ cam và thường được dùng để chiết xuất làm dầu quả tầm xuân thêm vào các sản phẩm chăm sóc da.
Dầu quả tầm xuân là một trong những thành phần chính của dầu dưỡng da, sữa dưỡng thể, sữa tắm, kem dưỡng ẩm,…
Loại dầu này chứa một lượng lớn axit béo không bão hòa đa như: Axit linoleic giúp da được giữ ẩm và mềm mại. Dầu quả tầm xuân cũng chứa nhiều vitamin C, một chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ da tránh các gốc tự do có hại, kích thích sản sinh nguồn collagen cho da.
Trên đây là 8 loại dầu trái cây phổ biến và những công dụng của chúng trong việc chăm sóc da. Hy vọng bài viết sẽ có những thông tin hữu ích với bạn.
Có thể bạn quan tâm:
Chọn mua kem dưỡng tại Simba Fashion để dưỡng da khỏe đẹp:
Simba Fashion