Thời gian gần đây các mẹ thường truyền tai nhau phương pháp chữa viêm tai giữa cho trẻ bằng bột sắn dây. Điều này đã nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều từ các mẹ bỉm sữa. Các bác sĩ cũng cho rằng phương pháp này là phản khoa học và cực kỳ nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu thêm với Simba Fashion nhé!
Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em
Viêm tai giữa là một căn bệnh rất phổ biến ở trẻ em. Bệnh thường xuất hiện sau khi trẻ mắc chứng cảm lạnh, nhiễm trùng phía sau màng nhĩ của tai giữa. Một số triệu chứng của bệnh như cảm, đau tai, bứt rứt, khó chịu, chất nhầy chảy ra từ tai, thậm chí gây ảnh hưởng đến thính lực của trẻ.
Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dẫn tới biến chứng như viêm màng não, giảm thính lực. Vì vậy, nếu trẻ không may mắc phải bệnh này các mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.
Những nguy hại khi thổi bột sắn dây để chữa viêm tai giữa cho trẻ
Vì lo cho trẻ uống kháng sinh thì sẽ để lại tác dụng phụ nên các mẹ thường tìm cách chữa viêm tai giữa cho con bằng các phương pháp dân gian. Tuy không có cơ sở khoa học, có thể không an toàn nhưng các bà mẹ bỉm sữa vẫn truyền tai nhau phương pháp chữa bệnh này rất rộng rãi và vẫn có rất nhiều người tin và áp dụng.
Bột sắn dây là một loại bột mịn, có màu trắng, rất lành tính. Các mẹ cho rằng, khi trẻ bị viêm tai giữa thì thổi bột sắn dây vào tai trẻ là sẽ giúp khô mủ, khi mủ khô thì lấy ra là khỏi bệnh.
Tuy nhiên, lớp bột sắn dây sẽ chỉ hút lớp mủ và khiến chúng kết dính lại ở màng nhĩ mà thôi. Còn sâu bên trong còn rất nhiều mủ mà bột sắn dây không thể hút hết được. Hơn nữa, mủ vón cục lại ở màng nhĩ sẽ khiến lượng mủ bên trong không chảy ra được, có thể dẫn đến biến chứng sâu hơn là viêm màng não.
Bên cạnh đó, lớp bột sắn dây bịt vào màng nhĩ còn gây ù tai, khó nghe, ảnh hưởng đến thính lực của trẻ. Các bác sĩ đã khẳng định rằng phương pháp trên là hoàn toàn phản khoa học và cực kỳ nguy hiểm. Chính vì vậy, các mẹ không nên tin mà áp dụng để tránh gặp phải những hậu quả không mong muốn.
Tham khảo thêm: Viêm tai giữa cấp (AOM) là nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus ở tai giữa, phổ biến ở trẻ nhỏ, hãy cùng tham khảo các mẹo chữa viêm tai giữa cho bé.
Phải làm gì khi trẻ bị viêm tai giữa?
Đối với những trường hợp nhẹ, các mẹ chỉ cần vệ sinh tai trẻ sạch sẽ hằng ngày là được. Các mẹ hãy sử dụng bông ngoáy tai, nhúng vào dung dịch nước muối sinh lý rồi bôi nhẹ lên phần tai bị viêm. Những trường hợp bị viêm đơn thuần do mũi chảy ngược lên tai gọi là viêm tai giữa thanh dịch không cần phải uống kháng sinh, chỉ cần hút, rửa mũi và uống thuốc làm giảm, khô mũi là được.
Còn những trường hợp sưng, phồng, căng mủ, sốt, nhiễm khuẩn, các mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để chữa trị.
Hi vọng rằng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn đọc!
Xem thêm: Chữa nhiễm trùng tai cực hiệu quả nhờ tỏi và muối